Tất tần tật những đặc điểm sàn gỗ công nghiệp bạn nên biết trước khi quyết định sử dụng

  CAS Media

  02/06/2021

  0 nhận xét

Sàn gỗ công nghiệp ở thời điểm hiện tại mang đến nhiều lợi ích và lựa chọn cho người dùng. Sàn gỗ Đăng Khoa chia sẻ đến bạn bài viết về những điều bạn cần biết về sàn gỗ công nghiệp!

Sàn gỗ công nghiệp là gì?

Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu nhân tạo, có nguyên liệu chính là bột gỗ được ép dưới áp lực cao (HDF) được dùng để lót sàn ở nhà riêng, trung tâm thương mại hoặc nhà hàng, khách sạn. Sàn gỗ công nghiệp có thể thay thế được sàn gỗ tự nhiên cũng như chống lại được các ảnh hưởng của môi trường lên các loại vật liệu gỗ truyền thống như: mối mọt, cong vênh,…

Những đặc điểm cơ bản của sàn gỗ công nghiệp

Một số đặc điểm cơ bản của sàn gỗ công nghiệp:

  - Cường độ chịu mài mòn (chỉ số AC): là thông số quy định về khả năng chịu mài mòn, chống trầy xước ở các loại sàn gỗ. Trên thị trường hiện nay, cường độ chịu mài mòn của sàn gỗ công nghiệp dao động từ AC1 đến AC5 (được biết AC5 là chỉ số chịu mài mòn cao nhất)

  - Độ dày của sàn gỗ: sản phẩm càng dày thì tính ổn định càng cao. Đối với mục đích lát tại nhà riêng thường có độ dày 0,8 - 0,83cm. Còn nếu lát ở những nơi có mật độ và cường độ đi lại cao thì nên lát ván sàn gỗ có độ dày 1,2cm.

  - Khả năng chịu va đập (IC): đây là thông số đảm bảo về độ biến dạng của sàn gỗ công nghiệp khi có vật nặng va đập. Các ký hiệu của thông số từ IC1 đến IC2. 

  - Vân gỗ: đa số các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp đều được thiết kế với những đường vân gỗ và màu sắc đa dạng, thu hút người dùng. Một số dòng thể hệ mới trên thị trường có thiết kế vân sần mang lại độ sang trọng và bắt mắt cho không gian được lắp. 

  - Hèm khóa: đây là phụ kiện có chức năng liên kết độ vững chắc của các khóa nối, hiện tại có 2 loại khóa phổ biến: khóa đơn và khóa 2-click. Tuy nhiên, ở thị trường Âu Mỹ vừa cho ra mắt loại khóa mới: khóa nối V hay khóa nối 3 chiều giúp việc liên kết được vững chắc hơn. 

Ưu nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp

Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp:

  - Tính tiện dụng cao, dễ dàng thi công lắp đặt. Sau khi dùng một thời gian, muốn chuyển nhà cũng dễ dàng tháo lắp mang sang vị trí khác. 

  - Kiểu dáng sang trọng, màu sắc bắt mắt, vân gỗ đa dạng khiến không gian nhà trở nên thoải mái và đẳng cấp hơn. 

  - Bề mặt bóng đẹp, ít bị trầy xước khi va chạm

  - Giá thành rẻ: mức giá dao động từ 150 đến 600 nghìn đồng tùy dòng. 

  - Tránh được việc “đổ mồ hôi” gặp ở gạch men. 

  - Một số loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp có khả năng chống ẩm, chống mối mọt, chống cháy tàn thuốc,...

  - Độ đồng đều về màu sắc cao do sản xuất hàng loạt. Đồng thời độ bền màu theo năm tháng cũng được nhiều người đánh giá cao. 

Nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp:

  - Có quá nhiều loại và thương hiệu, đồng thời hiện nay trên thị trường có nhiều loại sàn gỗ hàng nhái với số tiền tương đương nhưng chất lượng thấp ảnh hưởng đến người tiêu dùng

  - Sàn gỗ công nghiệp mặc dù có lớp chống thấm ở bề mặt nhưng đây vẫn là loại sàn gỗ sợ nước nhất. Gỗ công nghiệp được ép từ keo, bột gỗ nên sau một thời gian dài tiếp xúc với lượng lớn nước sẽ dễ dẫn đến ảnh hưởng về thẩm mỹ và tuổi thọ sản phẩm. 

Cách phân biệt các loại sàn gỗ công nghiệp có trên thị trường

Chúng ta có thể phân biệt các loại sàn gỗ công nghiệp theo những tiêu chí khác nhau:

Theo kích thước:  các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp hiện nay trên thị trường có 2 kích thước chủ yếu: dòng 8mm (lắp đặt chủ yếu ở nhà ở, văn phòng,... - những nơi có mật độ đi lại thấp) và dòng 18mm (lắp đặt ở những nơi có mật độ đi lại cao như; trung tâm thương mại, nhà hàng, sân tập thể thao,...)

Theo giá thành: sàn gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay được phân loại thành 3 dòng chính: dòng giá rẻ - dòng tầm trung - dòng cao cấp. 

Sản phẩm sàn gỗ công nghiệp giá rẻ chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, chất lượng dùng bình thường, không có khả năng chống ẩm - chịu nước. Những sản phẩm này có giá rất rẻ nhưng đi cùng với đó là tuổi thọ thấp. 

Dòng sàn gỗ công nghiệp tầm trung có chất lượng tương đối ổn định, có khả năng chống nước chống ẩm trong một số điều kiện nhất định. Những sản phẩm này chủ yếu được sản xuất từ Việt Nam hoặc nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan,..

Sàn gỗ công nghiệp cao cấp là những sản phẩm được nhập từ Đức, Bỉ, Thụy Sĩ,.. có chất lượng cao, khả năng chống nước tốt, tuổi thọ cao. 

Theo nguồn gốc: sàn gỗ công nghiệp được chia thành 2 dòng chính: sản xuất trong nước và nhập khẩu nước ngoài (Malaysia, Đức, Thụy Sĩ,...)

Có thể bạn quan tâm:

Kích thước sàn gỗ công nghiệp tiêu chuẩn

Sàn gỗ công nghiệp có 3 kích thước tiêu chuẩn cần lưu ý:

Độ dày:

Độ dày là thông số được nhiều người quan tâm nhất khi lựa chọn sàn gỗ công nghiệp. Đây là chỉ số thể hiện được độ cứng, chắc cũng như độ bền của sản phẩm. 

Hiện nay, trên thị trường, sàn gỗ công nghiệp có rất nhiều chỉ số độ dày khác nhau như: 7mm, 8mm, 10mm, 12mm, 14mm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, sàn gỗ 8mm và sàn gỗ 12mm là hai loại được sử dụng nhiều nhất. 

Lựa chọn độ dày của sàn gỗ tùy vào nơi muốn lắp đặt có ngoại lực tác động cao hay thấp. Đối với những nơi có mật độ đi lại thấp nên chọn ván sàn có độ dày 8mm để tạo sự thuận tiện cũng như dễ dàng cho việc thi công. Ngược lại, đối với những nơi có mật độ di chuyển cao nên chọn ván sàn gỗ công nghiệp có độ dày 12mm để đảm bảo được độ bền của sản phẩm. 

Chiều ngang

Chiều ngang của 1 tấm ván sàn gỗ là thông số chỉ độ rộng của nó. Thông thường, người ta thường dùng những thuật ngữ như bản to - bản vừa - bản nhỏ để chỉ về bề ngang của sản phẩm. 

Chiều ngang của sàn gỗ công nghiệp dao động từ 100 - 220cm, cụ thể:

  - Bản nhỏ thường có kích thước từ 100 - 130mm

  - Bản nhỡ thưởng có kích thước từ 140 - 160mm

  - Bản to thường có kích thước từ 190 - 220mm

Chiều dài:

Chiều dài là thông số kích thước ảnh hưởng nhiều đến diện tích lắp đặt của căn nhà.Những tấm ván ngắn thường được dùng lắp đặt ở các vị trí nhỏ hẹp giúp tạo cảm giác rộng rãi cho không gian. Ngược lại, những tấm ván dài lắp đặt ở những nơi rộng rãi giúp rút gọn thời gian cũng như quá trình thi công.

Kích thước chiều dài của sàn gỗ dao động từ 800mm đến 2200mm, được chia làm:

  - Khổ ngắn: có kích thước khoảng 800mm đến 900mm

  - Khổ nhỡ: có kích thước từ 1200mm đến 1300mm

  - Khổ dài: có kích thước từ 1800mm hoặc thậm chí lên đến 2200mm.

Thông thường, tại Việt Nam, người ta chủ yếu dùng khổ nhỡ để thuận tiện cho việc lắp ráp. Còn khổ nhỏ hoặc khổ dài thường được sản xuất riêng theo yêu cầu hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. 

Những tiêu chí đánh giá chất lượng sàn gỗ công nghiệp tốt

Sàn gỗ công nghiệp có những tiêu chí đánh giá nhất định để từ đó người dùng có những lưu ý khi sử dụng sàn gỗ công nghiệp. Hiện nay, sàn gỗ công nghiệp được đánh giá bằng những tiêu chí sau:

Chất lượng cốt gỗ

Cốt gỗ (hay còn gọi là lõi gỗ) là một trong những thành phần quan trọng nhất đối với chất lượng 1 tấm ván sàn gỗ công nghiệp. 

Ở thời điểm hiện tại, đa số các thương hiệu sàn gỗ công nghiệp đều sử dụng lõi gỗ HDF với độ cứng cao giúp cho sản phẩm được nâng cao chất lượng cũng như thời gian sử dụng.

Để kiểm tra chất lượng cốt gỗ, chúng ta có thể làm theo 2 cách dưới đây:

  - Nhỏ 1 giọt nước lên mặt cắt xem mức độ thẩm thấu của loại gỗ đó. Quan sát giọt nước có còn nguyên vẹn không hay nhanh chóng bị thấm hút.

  - Ngâm mẫu gỗ sau nhiều giờ (24 - 48h) để kiểm tra mức độ trương nở của thanh cốt ván gỗ. 

Khả năng chống trầy xước bề mặt

Lớp bề mặt của sàn gỗ công nghiệp được làm bằng Oxit Nhôm. Đây có đặc tính đặc biệt như một lớp áo giáp chống lại các tác động bào mòn từ quá trình sử dụng. 

Chỉ số chống trầy của sàn gỗ công nghiệp được ký hiệu là AC. Được biết, AC càng cao thì bề mặt càng bền, khó bị trầy do ngoại lực xung quanh. 

Chất lượng của lớp giấy màu vân gỗ

Lớp giấy màu vân gỗ là một thành phần vô cùng quan trọng có tác dụng tạo sự thẩm mỹ cho sàn gỗ công nghiệp. Sản phẩm càng cao cấp thì màu gỗ càng chân thực và vân gỗ càng tự nhiên. 

Sàn gỗ công nghiệp hiện nay có nhiều mẫu mã và màu sắc khiến cho người dùng có nhiều lựa chọn cho khu vực lắp đặt của mình. 

Do được thiết kế bằng phương pháp in cao cấp, không sơn nên màu sắc của bề mặt sàn gỗ công nghiệp dường như không thay đổi (trừ trường hợp tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời)

Công nghệ hèm khóa

Đa số các sàn gỗ công nghiệp hiện nay đều sử dụng hèm khóa 4 cạnh để liên kết với nhau, không dùng đinh hoặc keo để cố định xuống mặt nền nhà. Chính vì vậy, hèm khóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc liên kết các tấm ván sàn với nhau. 

Một số loại hèm khóa phổ biến, chất lượng cao: hèm Rclick, Hèm Unilin,...

Tiêu chí an toàn cho người dùng

Đa số các loại sàn gỗ hiện nay trên thị trường đều phải tuân theo tiêu chuẩn bắt buộc về hàm lượng phát thải ở chất kết dính với mức cho phép 0,11ppm( E1). 

Tuy nhiên, hầu hết các loại sàn gỗ hiện nay đều được in trên bao bì là E1 nhưng độ xác thực về cấu tạo bên trong thì chưa chắc chắn. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình, bạn cần chọn thương hiệu đáng tin cậy và chất lượng cao cấp.

Vậy, bạn có thể mua sàn gỗ chất lượng cao ở đâu?

Sàn gỗ Đăng Khoa - Niềm tin của mọi công trình thiết kế nhà ở

Sàn Gỗ Đăng Khoa với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường luôn mang lại uy tín, chất lượng và chính sách dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng. Đến với Sàn gỗ Đăng Khoa, bạn sẽ hài lòng từ khâu tư vấn cho đến lắp đặt.

Bạn nên lựa chọn Sàn Gỗ Đăng Khoa là một phần trong không gian hiện đại của mình bởi:

-  Đầy đủ mẫu mã sàn gỗ tự nhiên lẫn sàn gỗ công nghiệp. 

- Tính thẩm mỹ cao, công nghệ sản xuất hiện đại, mẫu mã đa dạng hợp với xu hướng thời thượng.

- Khả năng chống chịu nước tốt, hạn chế trầy xước do các vật nhọn mang lại.

- An toàn với sức khỏe người sử dụng, thân thiện với môi trường xung quanh.

- Thi công nhanh chóng, đội ngũ lắp đặt là thợ lành nghề, giàu kinh nghiệm. 

-  Giá cả cạnh tranh so với thị trường.

Bài viết bên trên đây giúp bạn có thêm kiến thức về những đặc điểm của sàn gỗ công nghiệp. Để giải đáp những thắc mắc có liên quan, hãy liên hệ với Đăng Khoa ngay nhé!

Bình luận của bạn