Sàn gỗ tự nhiên là gì? - Nên dùng sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp?

  CAS Media

  03/06/2021

  0 nhận xét

Sàn gỗ tự nhiên ở thời điểm hiện tại được nhiều gia đình ưa chuộng bởi độ thẩm mỹ cũng như bền bỉ theo thời gian của sản phẩm này. Cùng tìm hiểu về sàn gỗ tự nhiên cũng như những lợi ích mà sản phẩm này mang lại nhé!

Sàn gỗ tự nhiên là gì?

Sàn gỗ tự nhiên là loại ván sàn gỗ được cấu thành hoàn toàn bằng gỗ thịt từ những loại cây khác nhau trồng trong các khu rừng, Chỉ những cây gỗ đủ năm mới có thể được khai thác để sản xuất sàn gỗ tự nhiên này. 

Quy trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên luôn được người sản xuất thực hiện tỉ mỉ, chỉn chu để có thể mang đến sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.. 

Giai đoạn 1: Khai thác gỗ tròn

Người sản xuất phải chọn những cây gỗ đúng tuổi để đem về chế biến. Gỗ đúng tuổi sẽ đem lại sản phẩm sàn gỗ có vân và màu sắc đẹp, dễ sản xuất theo ý định của nhà máy. 

Giai đoạn 2: Chế biến

  • Bước 1: Cưa gỗ tròn được xẻ ván theo kích thước cần sản xuất
  • Bước 2: Sấy gỗ theo tiêu chuẩn độ ẩm bằng công nghệ sấy lò hơi nước. Bằng cách sấy này nước trong thân cây gỗ tươi sẽ giảm từ 70-75% còn 9-11% sau khoảng 240-280 giờ. Sau khi sấy thì gỗ sẽ không bị cong vênh hay nứt nẻ trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng.
  • Bước 3: Lựa chọn phân loại gỗ theo quy cách phôi sản phẩm (độ dày, độ dài, độ rộng)
  • Bước 4: Cắt và rong phôi theo hạ cỡ.
  • Bước 5: Chà nhám một mặt của sản phẩm bằng máy chà nhám chuyên dụng.
  • Bước 6: Sản phẩm được đưa vào máy bào 4 mặt, máy đánh đầu để tạo mộng và gân gân đáy.
  • Bước 7: Chà nhám tạo độ mịn bề mặt sản phẩm bằng máy chuyên dụng. 

Giai đoạn 3: Sơn, thành phẩm:

Đa số các loại sàn gỗ tự nhiên sẽ được sơn bằng các chất liệu sơn đắt tiền, có 100% dung môi là nước để tránh ảnh hưởng đến cốt gỗ. Bên dưới đây là các bước để tạo ra sàn gỗ tự nhiên:

  • Bước 1: Tạo độ mịn bề mặt bằng máy chà nhám
  • Bước 2: Tạo kết dính giữa gỗ và sơn đồng bằng cách đưa phôi vào máy lô cán sơn đáy.
  • Bước 3: Sau đó cho vào Máy Sấy điện trở IR.
  • Bước 4: Đưa vào Máy Lô Sơn Lót để tạo lớp lót, qua đèn sấy UV, chà nhám tạo mặt
  • Bước 5: Lặp lại bước 4 3 lần để tạo lớp lót kỹ hơn
  • Bước 6: Sơn Bóng, tiếp tục phủ lớp sơn bóng tăng cường Oxit Nhôm lên bề mặt sản phẩm.
  • Bước 7: Sấy UV hoàn thiện sản phẩm.
  • Bước 8: Kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi đóng gói xuất kho

Cấu tạo cơ bản của sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ tự nhiên trên thị trường hiện nay có 2 loại: sàn gỗ tự nhiên 100% làm từ gỗ tự nhiên và sàn gỗ tự nhiên dán mặt. 

Sàn gỗ tự nhiên 100%

Sàn gỗ tự nhiên 100% chủ yếu được làm bằng các loại cây lâu năm lấy gỗ như: gỗ Căm xe, Giáng hương, Sồi, Chiu liu, Óc chó, Cẩm lai, v.v…   

Bề mặt thanh gỗ được phủ 6 lớp UV hoặc PV nhằm giúp cho sàn gỗ giữ được màu sắc lâu hơn và bóng đẹp theo thời gian. Ngoài ra, gỗ tự nhiên còn có các lớp phụ để chống trầy xước và chịu mài mòn.

Hèm khóa của sàn gỗ tự nhiên được thiết kế đơn giản vì khi thi công lắp đặt đã có keo dán kết dính. 

Sàn gỗ tự nhiên dán mặt

Bề mặt thanh gỗ  là lớp sơn UV phủ bóng và chống trầy xước, công nghệ từ Đức có nguồn gốc thực vật an toàn cho người sử dụng.

Tiếp đến là lớp gỗ thật 100% tự nhiên được khai thác từ các khu rừng

Phần dưới cùng: là cốt gỗ được ép bởi các loại bột gỗ khác giúp cho việc bảo vệ lớp gỗ thật trước các tác nhân của thời tiết cũng như chống nước được tốt hơn.

Ưu điểm của ván sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ tự nhiên có tính thẩm mỹ cao chân thực, tinh tế, sắc nét. Mỗi một tấm ván lại sở hữu nét đẹp riêng không trùng lặp tạo nên tổng thể độc đáo, riêng biệt cho nhà bạn. 

Sàn gỗ tự nhiên được tạo ra từ nguyên thớ gỗ của cây gỗ hoàn toàn an toàn với sức khỏe người dùng, không chứa các chất độc hại trong thành phần cấu tạo tấm ván cho môi trường sống trong lành. Đồng thời, sàn gỗ tự nhiên còn giúp điều hòa được không khí và không gian ở khu vực lắp đặt.

Ván sàn gỗ tự nhiên có kết cấu đặc nguyên thanh không qua xử lý cho khả năng chịu lực cao đem lại tính bền bỉ cho vật liệu lát sàn.

Giá trị của sàn gỗ tự nhiên cao và giá trị gấp nhiều lần so với những loại ván sàn khác, giúp nâng cao giá trị cho khu vực được lắp đặt cũng như tạo sự đẳng cấp cho người sử dụng. 

Cách kích thước thường thấy ở sàn gỗ tự nhiên

Các loại kích cỡ thường thấy trong sàn gỗ tự nhiên:

Sản phẩm sàn gỗ tự nhiên thường được sản xuất với kích thước tiêu chuẩn là dày 15mm, rộng 90mm và dài 450, 600, 750, 900mm. Bên cạnh đó, có một số sản phẩm mà người ta thường cần phải đặt hàng mới có đó là dày 18mm, rộng 120mm dài 1200mm.

Cụ thể hơn, người ta thường chia ra như sau:

Sàn gỗ tự nhiên solid ( là loại nguyên thanh) 

Sàn gỗ tự nhiên Solid thường được sản xuất có kích thước tiêu chuẩn đó là dày 15mm, rộng 90mm và chiều dài 450, 600, 750, 900. 

Ngoài ra có một số loại ngoài tiêu chuẩn mà chúng ta phải thường đặt hàng ví dụ như dày là 18mm, rộng là 120mm dài là 1200mm.

Đa số những biệt thự hoặc chung cư cao cấp mới thường chọn loại sàn gỗ vượt chuẩn vì các loại này thường dùng riêng biệt và rất đắt tiền. 

Sàn gỗ tự nhiên Solid có tấm gỗ càng to, càng dày thì giá thành sẽ càng cao. 

Có thể bạn quan tâm:

  • Tổng hợp những lưu ý khi sử dụng sàn gỗ công nghiệp để giữ được độ bóng đẹp và bền bỉ
  • Top 10+ loại sàn gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay - Tại sao lại nên mua sàn gỗ công nghiệp tại Sàn Gỗ Đăng Khoa?
  • Sự thật về việc sử dụng sàn gỗ tự nhiên có tốt như lời đồn? - Sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp nên sử dụng loại nào?

Sàn gỗ tự nhiên ghép thanh 

Sàn gỗ tự nhiên ghép thanh từ những tấm nhỏ, được ép keo nhiệt thì có kích thước khá đa dạng tuy nhiên thường dùng nhất vẫn là loại tấm to, dài trên 1,8m

Kích thước tham khảo của một số loại sàn gỗ tự nhiên thường gặp

Sàn gỗ Sồi

  • Kích thước là: 90mm x 450/600/750/900mm
  • Độ dày là: 15mm.
  • Độ ẩm là ( ván đã được sấy khô đạt) 12-14%.

Sàn gỗ Hương

  • Kích thước là: 90/120mm x 459/600/750/900mm
  • Độ dày là: 15mm, 18mm
  • Độ ẩm là ( Ván đã được sấy khô đạt )12-14%.

Ván sàn gỗ Căm Xe

  • Kích thước là: 90mm x 450/600/750/900 mm
  • Độ dày là: 15mm.
  • Độ ẩm là ( Ván đã được sấy khô đạt )12-14%.

Ván sàn Gỗ Chiu Liu

  • Kích thước là: 90mm x 450/600/750/900 mm
  • Độ dày là: 15mm
  • Độ ẩm là ( Ván đã được sấy khô đạt )12-14%.

Ván sàn gỗ Walnut

  • Kích thước là: 90mm x 450/600/750/900mm
  • Độ dày là: 15mm
  • Độ ẩm là( Ván đã được sấy khô đạt )12-14%.

Ván sàn gỗ Tỵ ( Teak)

  • Kích thước là: 90mm/120mm x 750/900 mm
  • Độ dày là: 15mm
  • Độ ẩm là( Ván đã được sấy khô đạt )12-14%.

Ván sàn gỗ Gõ Phi

  • Kích thước là: 90mm x 900mm
  • Độ dày là: 15mm.
  • Độ ẩm là ( Ván đã được sấy khô đạt )12-14%.

Ván sàn gỗ Gõ Lào

  • Kích thước là: 90mm x 900mm
  • Độ dày là: 18mm
  • Độ ẩm là( Ván đã được sấy khô đạt )12-14%

So sánh điểm khác biệt giữa sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp

Điểm khác biệt giữa sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp:

Giá thành: sàn gỗ công nghiệp luôn có giá thành thấp hơn so với sàn gỗ tự nhiên. 

  • Giá sàn gỗ công nghiệp dao động từ  200.000 – 450.000đ/m2.
  • Giá sàn gỗ tự nhiên là 650.000 – 1.600.000đ/m2. 

Độ bền: 

  • Độ bền sàn gỗ công nghiệp: 10 - 15 năm 
  • Độ bền sàn gỗ tự nhiên: trên 30 năm 

Màu sắc

  • Màu sắc của sàn gỗ công nghiệp: đa dạng về màu sắc, vân gỗ
  • Màu sắc của sàn gỗ tự nhiên: chỉ có một vân màu nhất định.

Khả năng chống ẩm

  • Khả năng chống ẩm của sàn gỗ công nghiệp: chống ẩm, kháng nước tốt.  
  • Khả năng chống ẩm của sàn gỗ tự nhiên: trung bình

Độ co ngót

  • Độ co ngót của sàn gỗ công nghiệp: không lo bị co ngót, cong vênh do thời tiết
  • Độ co ngót của sàn gỗ tự nhiên: co ngót, giãn nở theo thời tiết.

Độ an toàn cho người dùng

  • Độ an toàn của sàn gỗ công nghiệp: tùy theo tỷ lệ chất kết dính Fomandehit, phụ gia mà sản phẩm sẽ có ảnh hưởng ít nhiều tới sức khoẻ con người
  • Độ an toàn của sàn gỗ tự nhiên: 100% làm từ gỗ tự nhiên nên rất an toàn cho người dùng. Đồng thời, sản phẩm còn có khả năng điều hòa không khí: đông ấm - hạ mát và thân thiện với môi trường. 

Vệ sinh – bảo dưỡng

  • Sàn gỗ công nghiệp: Dễ dàng vệ sinh quét dọn vì mạch ghép gỗ nhỏ, sàn không bị bám bụi bẩn
  • Sàn gỗ tự nhiên: Khó khăn trong việc vệ sinh vì mạch ghép to và thô, bám bụi bẩn. 

Tính cơ động

  • Tính cơ động của sàn gỗ nhân tạo: dễ dàng lắp đặt, di dời; thế dễ dàng nhanh chóng.  
  • Tính cơ động của sàn gỗ tự nhiên: Khó lắp đặt, di dời và thay thế.'

Nên dùng sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp?

Sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, hãy cùng tham khảo một số đặc điểm của hai loại sàn này bên dưới để có cho mình lựa chọn phù hợp nhé!

Sàn gỗ tự nhiên: 

  • Tính thẩm mỹ cao, chân thực tuy nhiên có ít màu sắc để lựa chọn. 
  • Độ bền lên đến 30 năm.
  • Khả năng chịu nước, chống mối mọt kém. 
  • Chống cháy trung bình. 
  • Chất liệu gỗ tự nhiên 100% nên rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. 
  • Giá thành cao 

Sàn gỗ công nghiệp: 

  • Có tính thẩm mỹ, đa dạng về mẫu mã. 
  • Độ bền từ 15 - 20 năm nếu sử dụng và bảo quản đúng cách
  • Khả năng chịu nước của các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp khá tốt. 
  • Chống mối mọt, chống cháy lan tốt. 
  • Độ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và tỷ lệ khí Formaldehyde. 
  • Giá thành đa dạng, không quá cao. 

Sàn gỗ tự nhiên và Sàn gỗ công nghiệp đều có những lợi ích và hạn chế riêng. Tùy theo mục đích cũng như không gian lắp đặt mà bạn có thể chọn ra sản phẩm phù hợp với riêng mình

Lý do nên mua sàn gỗ tự nhiên tại Sàn Gỗ Đăng Khoa

Sàn gỗ Đăng Khoa là đơn vị chuyên cung cấp gỗ công nghiệp chất lượng cao, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thoải mái từ sản phẩm đến dịch vụ. 

Với sự đa dạng về mẫu mã, tính bền lâu và giá thành hợp lý, dịch vụ tư vấn, lắp đặt tại nhà tiện lợi. Sàn gỗ Đăng Khoa sẽ làm bạn hài lòng ngay từ những lần đầu tiên. 

Chúng tôi luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng sản phẩm sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ nhân tạo có chất lượng tương xứng với giá trị. 

Đăng Khoa chúng tôi còn có đội ngũ nhân viên lắp đặt sàn gỗ có chuyên môn tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Những dự án mà Sàn gỗ Đăng Khoa từng thực hiện đều nhận được phản hồi tốt từ phía khách hàng

Nếu vẫn còn băn khoăn về chất lượng sàn gỗ công nghiệp tại Đăng Khoa, bạn có thể xem thêm các bài viết tại đây!

Bài viết bên trên đây giúp bạn có thêm kiến thức về sàn gỗ tự nhiên cũng như những lợi ích mà sản phẩm này mang lại. Để giải đáp những thắc mắc có liên quan, hãy liên hệ với Đăng Khoa ngay nhé!

Bình luận của bạn